Định nghĩa Seo Tổng Thể là gì? So sánh giữa seo từ khóa và seo tổng thể. Học quy trình seo tổng thể website lên top Google trong 9 Phần tại TrafficSeo.net

SEO Tổng Thể là gì? Nên chọn phương pháp SEO tổng thể hay SEO từ khóa?

Trong video lần này mình sẽ chia sẻ về SEO tổng thể, so sánh giữa SEO tổng thể và SEO từ khóa xem có những ưu điểm và nhược điểm giữa 2 phương pháp này. Nếu bạn là doanh nghiệp và đang dự định triển khai SEO thì bạn nên xem qua video này để định hình được phương án triển khai SEO hiệu quả và tiết kiệm ngân sách.

Quy Trình SEO Tổng Thể Website Trong 9 Phần
Quy Trình SEO Tổng Thể Website Trong 9 Phần

Seo tổng thể là gì?

SEO tổng thể là một phương pháp SEO giúp các bạn triển khai toàn bộ từ khóa mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm về sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Việc phân tích đúng nhóm từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm thì sẽ giúp bạn tiếp cận từ đó sẽ tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng thông qua những từ khóa đó. Khi các bạn phân tích đúng từ khóa và đặt đúng từ khóa cho những tiêu đề bài viết SEO thì nó sẽ giúp các bạn tăng được %CTR, tăng được ranking từ khóa chính xác bởi vì google thường ưu tiên trải nghiệm người dùng khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên google.

Điều này mình nghĩ khó hơn khi các bạn triển khai SEO từ khóa. Một lời ích khác khi các bạn triển khai SEO tổng thể đó là các bạn có thể giảm được nhiệt độ cạnh tranh đối với những thị trường có độ cạnh tranh từ khóa cao có đối thủ lớn. Bằng cách các bạn sẽ đánh vào những từ khóa có độ cạnh tranh thấp hoặc là những từ khóa ngách.

Một lợi ích khách khi các bạn triển khai SEO tổng thể là khi trang web của các bạn đủ sức mạnh, bao gồm trust, traffic, time on site thì lúc đó website của bạn sẽ tăng trưởng đều và ổn định, các bạn sẽ tránh được các biến động từ khóa khi google update thuật toán và traffic của bạn cũng sẽ bền vững hơn bởi vì bạn đã xây dựng một nền móng content vững chắc thông qua những từ khóa ngách.

Lợi ích cuối cùng khi mà các bạn triển khai SEO tổng thể sẽ giúp các bạn tiết kiệm được nguồn tài nguyên cũng như nguồn chi phí đầu tư cho tài nguyên thông qua việc các bạn mua guest post hoặc các bài booking PR.

Seo từ khóa là gì?

SEO từ khóa là một phương pháp SEO truyền thống, thường sẽ được các công ty lựa chọn để tập trung đẩy SEO cho những từ khóa chính hoặc những từ khóa chuyên ngành, đó là những từ khóa có mức độ cạnh tranh cao và nó cũng có lượng traffic lớn thông qua những từ khóa đó.

Thì phương pháp này thì mình thấy có một vấn đề là mức độ cạnh tranh khá cao các bạn có thể phải đối mặt với những đối thủ lớn ví dụ những trang TMĐT như Shoppee, Lazada, Tiki và nếu các bạn cạnh tranh trực tiếp từ khóa chính thì tỉ lệ lên Top từ khóa sẽ rất thấp.

Nếu bạn làm một trang web mới mà các bạn cố gắng đẩy SEO từ khóa cho những từ khóa chính thì khả năng cao website của bạn sẽ bị Over-Optimize từ đó thì từ khóa của bạn sẽ bị dậm chân tại chổ hoặc sẽ bị google phạt bởi vì bạn triển khai SEO từ khóa quá liều. Thì đó chính là nhược điểm khi các bạn triển khai từ khóa và đối với những từ khóa cạnh tranh.

So sánh giữa Seo Từ Khóa và Seo Tổng Thể
So sánh giữa Seo Từ Khóa và Seo Tổng Thể

So sánh giữa Seo Từ Khóa và Seo Tổng Thể

Sau đây mình sẽ so sánh giữa SEO từ khóa và SEO tổng thể:

*** Số lượng từ khóa:

– Khi các bạn triển khai SEO tổng thể thì số lượng từ khóa sẽ đa dạng bao gồm từ khóa chính và từ khóa dài.

– Đối với SEO từ khóa thì chỉ tập trung vào những từ khóa ngắn có độ cạnh tranh cao cùng lượng traffic lớn.

***Traffic (lượt truy cập): – Đối với SEO tổng thể thì thứ hạng từ khóa sẽ ổn định từ đó traffic sẽ tăng dần đều.

– Đối với SEO từ khóa thì thứ hạng các từ khóa ngắn sẽ không ổn định có thể bị google quét và rớt top kéo theo traffic giảm.

*** Tỉ lệ chuyển đổi:

– SEO tổng thể tỉ lệ chuyển đổi sẽ cao vì đánh đúng vào nhu cầu và ý định tìm kiếm của khách hàng.

– SEO từ khóa tỉ lệ chuyển đổi sẽ thấp vì chỉ tập trung vào thứ hạng từ khóa không hướng đến ý định và nhu cầu của khách hàng.

*** Chi phí triển khai:

– SEO tổng thể chỉ đầu tư vào ban đầu và sau đó chỉ cần đầu tư content onpage khi website đã có sức mạnh.

– SEO từ khóa thì cần phải di trì ngân sách đầu tư offpage để từ khóa có thể trụ Top. Có một nhược điểm khi triển khai SEO tổng thể đó chính là thời gian, để các bạn có thể phát triển được SEO thì các bạn nên xác định thì thời gian triển khai sẽ dài bởi vì các bạn sẽ cần phải đầu tư từng chút cho nội dung những từ khóa ngách, cái này thì cần thời gian để xây dựng nội dung bền vững.

Dưới đây là 9 Phần để thực hiện Quy trình SEO Tổng Thể:

Phần 1: Lập kế hoạch SEO tổng thể

Đầu tiên thì các bạn cần lập được một bảng kế hoạch SEO tổng thể bao gồm 4 bước:

  1. Chuẩn bị timeline SEO tổng thể từ 6-12 tháng.
  2. Chuẩn bị nhân sự bao gồm bộ phận SEO & Content writer.
  3. Chuẩn bị về ngân sách. Cần list được danh sách cần chuẩn bị. Vd: Chi phí nhân sự, chi phí content, guest post, booking…Thì đó là những khoảng chi phí cần chuẩn bị cho dự án.
  4. Lập kế hoạch KPI về % Organic Traffic & % Từ khóa lên top sau 6 tháng. Mục tiêu đo lường được hiệu quả dựa trên timeline triển khai.
Audit Website trong SEO Tổng Thể
Audit Website trong SEO Tổng Thể

Phần 2: Audit Website

Ở phần này mình cũng chia làm 4 bước để Audit một website.

1. Audit Technical

Trường hợp nếu các bạn chưa có website thì các bạn có thể chuẩn bị tên miền và hosting. Sau đó các bạn có thể cài đặt website với nền tảng source nguồn mở như wordpress, opencart hoặc joomla…còn nếu các bạn có đổi ngủ dev mạnh thì các bạn có thể triển khai code tay cho website. Sau khi đã setup xong website thì các bạn cần kiểm tra các vấn đề sau đây:

– Kiểm tra sitemaps

– Kiểm tra file robots.txt

– Kiểm tra các thể meta tag như meta tittle, meta description xem có đúng chuẩn SEO không, và có nhận đúng tiêu đề trang chưa.

– Cài đặt schema code, cái này sẽ chia ra 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu dùng nền tảng wordpress thì có thể cài plugin Schema Pro vào và setup bình thường.

Trường hợp 2: Nếu code tay thì cần chuẩn bị code schema.

– Kiểm tra reponsive cho desktop & mobile. Hiện tại google vẫn ưu tiên cho những trang web có giao diện reponsive với những thiết bị di động.

– Kiểm tra tốc độ load trang. Các bạn có thể kiểm tra website theo đường link: https://pagespeed.web.dev/ để xem website của mình có nhanh không, có đảm bảo được chất lượng truy cập có tốt không khi người dùng truy cập vào.

– Kiểm tra & cài đặt HTTPS giúp bảo mật website để google tin tưởng vào site của bạn hơn.

– Kiểm tra lỗi 301 hoặc 404 nếu site bạn là site củ, còn nếu là site mới thì mình nghỉ lỗi này sẽ hạn chế hơn.

2. Audit Content

Sau khi đã chuẩn bị xong về audit technical thì bước tiếp theo các bạn cần làm là Audit Content. Thì trong bước này mình sẽ chia ra 2 ý: – Khi triển khai cần chuẩn bị được những trang thông tin như: giới thiệu, liên hệ, chính sách bảo mật, tuyển dụng…điều này sẽ giúp site bạn đầy đủ thông tin và google sẽ tin tưởng hơn. – Các dạng content mà các bạn cần khắc phục. Nếu là site củ thì sẽ thường mắc phải các dạng content:

* Thin content: Các dạng content có nội dung mỏng, không truyền tải được thông tin.

* Duplicate content: Là dạng content trùng lắp. Có thể redirect về 1 bài content chính.

* Underperformance Content: Là các dạng content có hiệu suất thấp về SEO.

3. Audit Onsite

– Kiểm tra Canonical cho website (Cần check redirect www & non www. Redirect http thành https sau khi đã đăng ký SSL)

– Kiểm tra lỗi trùng lắp từ khóa. Các dạng bài viết có tiêu đề gần giống nhau thì nên gộp lại 1 bài để tránh ăn thịt từ khóa.

– Lên được cấu trúc website. Nếu bạn đang triển khai 1 trang E-Commerce thì có thể tham khảo dạng cấu trúc Silo

– Cài đặt friendly URL

– Kiểm tra internal link cho Menu, sidebar, footer xem đầy đủ chưa.

– Khai báo Entity cho website thông qua code schema. Nếu site bạn là một trang về doanh nghiệp thì có thể khai báo schema local business.

4. Audit Offpage

Đối với một website mới thì có thể triển khai chiến lược liên kết lại toàn bộ, bao gồm những dạng liên kết về social link, guest posting, booking PR, forum…

Trường hợp website của bạn đã SEO rồi thì cần kiểm tra backlink spam kém chất lượng và disavow link.

Về phần linkbuilding mình đã có làm 1 video chia sẻ những dạng link building chất lượng bạn có thể xem lại tại đây:

Đến đây mình thấy video đã khá dài nên mình sẽ chia ra 2 phần để các bạn có thể dễ theo dõi hơn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thì các bạn có thể comment, mình sẽ cố gắng trả lời trong thời gian sớm nhất.

Nối tiếp về chuỗi video quy trình SEO tổng thể, trong video này mình sẽ chia sẻ tiếp những phần còn lại trong quy trình SEO, bao gồm những phần nào thì bây giờ mình mời các bạn tiếp tục theo dõi video.

Phần 3: Lập kế hoạch và phân tích từ khóa SEO

Tiếp theo mình sẽ đi đến phần thứ 3, đây được xem là phần quan trọng nhất trong quy trình SEO, đó là việc các bạn nghiên cứu và phân tích được từ khóa SEO. Ở phần này thì các bạn cần lập được sơ đồ từ khóa.

Bao gồm 3 nhóm từ khóa cần phân tích: Main keywords, LSI keywords, Semantic Keywords. Sau đó bạn sẽ phân tích nhóm keywords từ sơ đồ từ khóa này.

Phần 4: Triển khai Topic Cluster

Sau khi đã phân tích xong bộ từ khóa tiếp theo bạn cần triển khai được mô hình topic cluster cho bộ từ khóa vừa phân tích, các bạn có thể chọn các cụm chủ đề trong chiến lược từ khóa mà bạn phân tích để triển khai content trên website của các bạn.

Phần 5: Viết nội dung chuẩn seo

Phân chia content viết bài đúng chuẩn SEO cho từng nội dung từ khóa.

Phần 6: Đăng bài & Onpage

Sau khi đã viết bài xong thì các bạn cần đăng bài và tối ưu onpage bài viết chuẩn SEO bao gồm: tiêu đề, mô tả, thẻ alt hình ảnh, internal link theo mô hình topic cluster giữa các bài viết liên quan và link về pillar content.

Phần 7: Triển khai Social Entity

Khi triển khai các bạn cần đăng ký tên thương hiệu của bạn trên các trang MXH lớn. Cần đồng bộ tên thương hiệu, địa chỉ, website, e-mail, số điện thoại trên các nền tảng MXH.

Phần 8: Seo Offpage

SEO Offpage là thuật ngữ đề cập đến các chiến thuật tối ưu hóa tìm kiếm xảy ra bên ngoài website nhằm tăng thứ hạng trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

Nó bao gồm:

– Xây dựng liên kết (Link Building).

– Marketing mạng xã hội (Social Media Marketing)

– Các phương tiện truyền thông khác (Social Media Bookmarking).

Trong 3 yếu tố quan trọng này cùng nhiều yếu tố ảnh hưởng khác đến SEO Offpage thì xây dựng liên kết (link building) được đánh giá là quan trọng nhất. SEO Offpage thường được thực hiện sau khi website đã được tối ưu SEO Onpage căn bản.

Phần 9: Bơm traffic user

Nếu sau khi triển khai đúng kế hoạch nhưng từ khóa bạn vẫn không cạnh tranh top Google, thì hãy đẩy ít traffic user sẽ giúp key của bạn cạnh tranh top tốt hơn.

Trên đây là quy trình SEO tổng thể mình muốn chia sẻ trong chuổi 2 video. Các bạn đừng quên đăng ký kênh để xem các video tiếp theo. Xin chào và hẹn gặp lại!.

Nguồn: SEO Dạo

4.5/5 - (8 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *